Vợ em mang thai được 7 tuần, bị bóc tách túi thai 25% và bị đau râm râm bụng dưới. Vợ em đi khám thì bác sĩ có cho ít thuốc uống nhưng vẫn còn đau bụng. Vậy bác sĩ cho em hỏi bóc tách túi thai 25% kèm đau bụng dưới khi mang thai 7 tuần có sao không? Em cảm ơn bác sĩ.
Bạn đang xem: Bóc tách túi thai 30 là sao
Khách hàng ẩn danh
Trả lời
Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Phùng Thị Lý - Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Chào bạn,
Với câu hỏi “Bóc tách túi thai 25% kèm đau bụng dưới khi mang thai 7 tuần có sao không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Mối liên quan giữa tỷ lệ bóc tách túi thai và mức độ nguy hiểm của bóc tách túi thai như sau:
Tỷ lệ bóc tách túi thai 10%: Nếu sản phụ tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn dưỡng thai của bác sĩ thì khả năng giữ lại thai rất cao. Tỷ lệ bóc tách khoảng 30%: Khả năng giữ thai còn liên quan đến nguyên nhân dọa sảy thai: Người mẹ mắc các bệnh như u xơ tử cung, dính buồng tử cung, u nang buồng trứng, sẹo ở tử cung, lạc nội mạc tử cung, có tiền sử bị nhau bong non, tách túi thai trước đó, bị dị dạng tử cung như tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn, tiền sử rối loạn đông máu, cao huyết áp,.....và sự tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Nếu có dấu hiệu bóc tách bánh nhau nhưng túi phôi vẫn còn và thai vẫn phát triển thì mẹ bầu không cần quá lo lắng, cần chú ý nghỉ ngơi, kiêng quan hệ tình dục, ăn uống bồi bổ, không đi lại nhiều, tránh stress,... để tăng khả năng giữ được thai. Nếu tỷ lệ bóc tách khoảng 30% trong 3 tháng đầu thai kỳ thì nguy cơ thai lưu, động thai, sảy thai có thể lên đến 50%. Nếu tỷ lệ bóc tách túi thai 50%, đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm, nguy cơ sảy thai lên đến 90%, rất khó giữ được thai. Việc xác định kích thước vùng bóc tách có vai trò quan trọng.Vợ bạn thuộc trường hợp thai bóc tách 25%, nếu sản phụ tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn dưỡng thai của bác sĩ thì vẫn có khả năng giữ lại thai cao. Tuy nhiên, nếu bạn đang điều trị mà vẫn còn dấu hiệu ra máu âm đạo hay đau bụng dưới thì nên khám bác sĩ để được tư vấn lại ngay.
Nếu bạn còn thắc mắc về bóc tách túi thai, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.
Trân trọng!
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm sốHOTLINEhoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My
Vinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Có nhiều mẹ bầu rất dễ rơi vào trạng thái lo lắng khi nhận được hình ảnh siêu âm bóc tách túi thai, bởi đây là tình trạng báo hiệu khả năng của việc sảy thai. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến cho các bầu những thông tin đầy đủ nhất xoay quanh vấn đề túi thai bị bóc tách và trường hợp như thế nào sẽ nguy hiểm đến khả năng phát triển của thai nhi.
1. Tìm hiểu về bóc tách túi thai
Bóc tách túi thai là hiện tượng có xuất hiện máu bao quanh túi thai, đây là một biến chứng xảy ra vào ba tháng đầu tiên của thai kỳ, thường được phát hiện thông qua siêu âm. Dấu hiệu bất thường này còn gọi là dấu hiệu sảy thai và có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nếu không được phát hiện hay điều trị kịp thời.Quá trình túi thai bóc tách xảy ra khi bánh nhau thai tách ra khỏi niêm mạc tử cung thay vì gắn liền vào như những thai nhi đang trong trạng thái bình thường. Bánh nhau như là cơ quan kết nối giúp cung cấp oxy giữa mẹ bầu và thai nhi và vận chuyển chất thải của thai nhi về mẹ. Vì vậy, việc bóc tách túi thai sẽ làm cản trở quá trình tuần hoàn giữa mẹ và em bé, khiến cho thai nhi không nhận được đủ chất dinh dưỡng để có thể duy trì sự sống từ mẹ.
Đối với tình trạng bóc tách túi thai, kích thước của vùng bị bóc tách chiếm yếu tố vô cùng quan trọng. Nếu như vùng bóc tách chiếm 1/2 túi thai sẽ được gọi là bóc tách 50%. Nếu như trường hợp những mẹ bầu chỉ bị bóc tách một góc của túi thai bác sĩ sẽ đo và đưa ra các tỉ lệ như: 5%, 10%, 15%,… Tỉ lệ bóc tách càng lớn càng đe dọa đến tính mạng của thai nhi. Giải thích cho hiện tượng này là do thai nhi phát triển bất thường và không thể tiếp tục sống trong bụng mẹ, nếu như túi thai bóc tách quá 50% sẽ rất khó để giữ lại được thai nhi.
Bóc tách túi thai là một dạng biến chứng xuất hiện vào ba tháng đầu tiên của thai kỳ
2. Nguyên nhân của hiện tượng bóc tách túi thai
Bóc tách túi thai xảy ra vào 3 tháng đầu của thai kỳ nên gây ra nhiều khó khăn cho bác sĩ xác định nguyên nhân và tình trạng bóc tách. Bởi vì, trong giai đoạn này thai nhi còn rất nhỏ và chưa lấp đầy được thể tích buồng tử cung, cho nên khoảng trống giữa túi thai và lòng tử cung thường bị chẩn đoán nhầm và hiện tượng bóc tách. Những nguyên nhân được xác định gây nên hiện tượng bóc tách túi thai là:
– Người mẹ có tử cung dị dạng, tử cung có vách ngăn, tử cung hai sừng,…
– Người mẹ mắc phải các bệnh lý như u xơ tử cung, thường là những u xơ dưới vùng niêm mạc, dính buồng tử cung và lạc nội mạc tử cung trong cơ.
– Mẹ bầu bị nghiện rượu, thuốc lá, thường xuyên sử dụng chất kích thích hoặc hoạt động quá mạnh.
– Người mẹ bị nhiễm trùng, nhiễm siêu vi trùng, nhiễm ký sinh trùng hay nấm, nhiễm chất độc như là chì hoặc thủy ngân.
Xem thêm: Các Loại Mask Oxy Không Túi, Thở Oxy Qua Mặt Nạ (Mask) Không Có Túi Dự Trữ
– Người mẹ bị tuyến giáp, tiểu đường, suy hoàng thể,…
Dấu hiệu khi mẹ bầu có hiện tượng bóc tách túi thai đó là ra máu âm đạo, bên cạnh đó mẹ cũng đi kèm với cảm giác bị đau bụng.
Mẹ bầu bị bệnh lý tiểu đường, tuyến giáp là một trong những nguyên nhân dẫn đến bóc tách túi thai
3. Hình ảnh siêu âm bóc tách túi thai và mức độ nguy hiểm
Dựa vào hình ảnh siêu âm bóc tách tui thai thu được, bác sĩ sẽ dựa vào đó để đo tỉ lệ bóc tách hiện tại là bao nhiêu và đưa ra chẩn đoán về khả năng điều trị. Mối liên hệ giữa tỉ lệ bóc tách túi thai và mức độ nguy hiểm đe dọa được xác định như sau:
– Với tỉ lệ bóc tách túi thai 10%: Nếu như sản theo đầy đủ các hướng dẫn của bác sĩ về cách dưỡng thai thì tỉ lệ giữ lại thai nhi rất cao.
– Với tỉ lệ bóc tách túi thai 20%: Vẫn có khả năng giữ lại được thai nhi nhưng phải phụ thuộc vào nguyên nhân dọa sẩy thai và sự tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Nếu như, có dấu hiệu bóc tách nhau thai nhưng túi phôi vẫn còn và thai nhi vẫn phát triển thì mẹ bầu không cần phải quá lo lắng, cần phải chú ý nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều, tránh những áp lực gây ra căng thẳng stress, kiêng quan hệ tình dục trong thời điểm này, ăn uống bồi bổ theo chỉ định của bác sĩ,…
– Với tỉ lệ bóc tách túi thai 30%: Những trường hợp này, khả năng giữ lại thai nhi không quá cao, chỉ dao đông trong mức khoảng 50%.
– Với tỉ lệ bóc tách thúi thai 50%: Đây là những trường hợp cực nguy hiểm và tiềm ẩn khả năng sảy thai đến 90%, rất khó để giữ lại được thai nhi. Bởi lúc này, cơ thể của mẹ sẽ bị ra rất nhiều máu và kèm theo những cơn đau bụng dữ dội do tình trạng bóc tách ngày càng nguy hiểm.
Hình ảnh túi thai bóc tách 20%
4. Cách điều trị khi bị bóc tách túi thai
Sau khi dựa vào hình ảnh siêu âm bóc tách túi thai kèm với tỷ lệ bóc tách, bác sĩ sẽ xác định được trường hợp mẹ bầu nào có khả năng điều trị vào trường hợp nào không thể tiếp tục điều trị.
– Những mẹ bầu tỉ lệ bóc tách còn thấp dao động trong khoảng 10-30% vào chưa quá nguy hiểm, cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ về chế độ ăn uống, chế độ tập luyện, thời gian nghỉ ngơi,… thì vẫn có khả năng cao giữ lại được em bé.
– Tuy nhiên, với những trường hợp bóc tách từ 50% mẹ bầu cần phải chuẩn bị tâm lý nguy cơ sảy thai luôn thường trực bất cứ khi nào. Vì vậy, mẹ cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ để quyết định xem đi tiếp hay đình chỉ thai là tốt nhất không chỉ cho thai nhi và còn bảo vệ sức khỏe của mẹ.
4.1 Những lưu ý về chế độ sinh hoạt hằng ngày
Khi bị bóc tách túi thai đang ở tình trạng nhẹ và có thể điều trị, mẹ bầu cần lưu ý và thực hiện chế độ sinh hoạt hằng ngày như sau:
– Hạn chế việc đi lại và hoạt động quá mạnh, tránh mang vác đồ dùng và không leo lên cầu thang
– Với những trường hợp bị bóc tách trên 30%, nên nằm lên giường và gác cao chân lên gối
– Đảm bảo sử dụng các loại thuốc dưỡng thai theo đúng chỉ thị của bác sĩ với liều dùng chuẩn xác. Bởi với mẹ bầu, việc tiếp nhận thuốc vào giai đoạn này cực kỳ nguy hiểm
– Không dùng tay vê đầu vú, tránh mọi kích thích khiến cho tử cung bị co bóp và làm cho tình trạng bóc tách trở nên nghiêm trọng hơn
– Cố gắng luôn giữ cho tinh thần tích cực, tránh những việc gây ra sự căng thẳng và những luồng ý kiến tiêu cực. Mẹ bầu có thể dành thời gian đọc sách, nghe nhạc, nghe poscards, xem phim, đọc truyện cười,… để tình thần luôn trong tình trạng thoải mái, luôn nghĩ rằng em bé sẽ khỏe mạnh và không xảy ra bất cứ vấn đề gì
– Kiêng quan hệ tình dục để bảo vệ sự ổn định của túi thai
– Luôn tái khám theo đúng lịch trình của bác sĩ đã đưa ra.
Mẹ bầu cần hạn chế tối đa vận động mạnh và tuân thủ theo lịch tái khám định kỳ của bác sĩ
4.2 Những lưu ý về chế độ ăn uống
– Mẹ bầu cần bổ sung đa dạng các loại thực phẩm, cung cấp đủ chất dinh dưỡng vào cơ thể.
– Những thực phẩm cần thiết mẹ nên bổ sung đó là: hoa quả tươi, rau xanh, thực phẩm giàu sắt và axit folic, các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin như là rau bina, rai cải kale, thịt bò, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt,…
– Cần bổ sung đầy đủ từ 2-2,5l nước mỗi ngày
– Đặc biệt, mẹ cần cần hạn chế tối đa tình trạng bị tiêu hóa và ăn nhiều thực phẩm có chất xơ, mềm, loãng. Bởi vì, nếu bị táo bón trong giai đoạn này, mẹ sẽ phải rặn mạnh khi đi đại tiện và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tử cung khiến cho tình trạng bóc tách trở nên nặng nề hơn.
Cung cấp những thực phẩm giàu chất xơ và vitamin là điều vô cùng cần thiết trong giai đoạn này
Vừa rồi, chúng tôi đã cung cấp cho mẹ bầu những kiến thức hình ảnh siêu âm bóc tách túi thai. Hi vọng rằng, những thông tin vừa rồi sẽ hữu ích cho mẹ và giúp mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng nguy hiểm này cũng như chuẩn bị tâm lý trước khi đối mặt trực tiếp với bác sĩ. Nếu như, có bất kỳ thắc mắc nào chưa được giải đáp hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.