SKĐS - Một chế độ ăn
ED;t chất b
E9;o n
EA;n được
E1;p dụng cho những người đ
E3; trải qua phẫu thuật cắt t
FA;i mật. Điều n
E0;y đ
FA;ng bất kể tuổi t
E1;c, giới t
ED;nh hay t
EC;nh trạng sức khỏe trong
ED;t nhất một th
E1;ng sau khi phẫu thuật.
Bạn đang xem: Sau khi cắt bỏ túi mật nên an gì
1. Hạn chế chất béo sau phẫu thuật cắt túi mật2. Người cắt túi mật nên ăn gì ?3. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh sau cắt bỏ túi mật
Không phải ai đã cắt bỏ túi mật cũng cần phải tuân theo một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt ít chất béo trong suốt phần đời còn lại của họ. Tuy nhiên, nếu kiêng cữ được sẽ giúp cải thiện chức năng ruột cũng như sức khỏe tổng thể.Sau một tháng hoặc cúng có thể lâu hơn, người bệnh có thể tiêu thụ lượng chất béo và đường trở lại bình thường. Một số người thậm chí có thể quay trở lại chế độ ăn uống như trước khi phẫu thuật.Dinh dưỡng sau khi cắt bỏ túi mật phải luôn đáp ứng lượng protein, carbs, chất béo và chất dinh dưỡng hấp thụ tối thiểu hàng ngày được nêu trong Hướng dẫn chế độ ăn 2020 - 2025 của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA).
2. Người cắt túi mật nên ăn gì?
Không có một chế độ ăn kiêng sau phẫu thuật cắt túi mật phù hợp với tất cả mọi người. Dưới đây là những thực phẩm mà người bệnh có thể tham khảo:2.1 Trái cây và rau
Chất xơ hòa tan trong khoai lang và bông cải xanh có thể giúp ngăn ngừa tiêu chảy. Nếu không muốn ăn các loại trái cây có múi như cam và bưởi vì quá chua, hãy ăn táo, chuối, bơ và quả mọng. Các món súp rau củ rất bổ dưỡng và dễ tiêu hóa, tuy nhiên nên tránh và hạn chế các loại súp kem, ít nhất là trong thời gian ngắn hạn. Đôi khi, do bổ sung quá nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống bằng cách ăn thêm rau và ngũ cốc nguyên hạt sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy. Lúc này, có thể chuyển sang chế độ ăn BRAT (viết tắt tiếng Anh của chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng). Đây làchế độ ăn được khuyến nghị cho những người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Chế độ ăn sẽ bao gồm các thực phẩm có ít protein, chất béo và chất xơ, dễ tiêu hóa hoặc giảm lượng chất xơ cho đến khi cơ thể thích nghi.
2.2 Sữa
Các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo có thể quá khó để cơ thể phân hủy, đặc biệt là khi đang hồi phục sau phẫu thuật cắt túi mật. Sữa chua ít béo, sữa không chứa sữa và một số pho mát ít béo có thể dễ dung nạp hơn nếu ăn một cách điều độ và lượng vừa phải. Có thể thử pho mát không sữa làm từ hạt điều hoặc đậu nành.
2.3 Ngũ cốc
Khi bắt đầu quay trở lại chế độ ăn uống bình thường, hãy tập trung vào việc tăng lượng chất xơ từ ngũ cốc nguyên hạt, bao gồm gạo lứt và lúa mạch. Bánh mì nướng và bánh quy giòn có thể mang lại lợi ích phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật. Nhưng sau đó, người bệnh cắt túi mật sẽ muốn thay thế những thực phẩm làm từ bột mì trắng tinh chế bằng các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt.2.4 Protein
Sau khi cắt túi mật, người bệnh không cần túi mật để tiêu hóa protein. Điều này có nghĩa là thực phẩm giàu protein không gây những tác hại cho sức khỏe trừ khi chúng cũng chứa nhiều chất béo. Sau phẫu thuật cắt túi mật, nên hạn chế ăn những loại thịt bò có vân mỡ, cắt bỏ phần mỡ thừa từ thịt gà, thịt lợn, thịt bò và các loại thịt khác.Quả hạch, hạt và bơ hạt là những nguồn cung cấp protein thực vật tốt nhưng chúng lại rất giàu chất béo. Đậu, các loại đậu và các sản phẩm từ đậu nành là những lựa chọn lành mạnh nếu như phù hợp với cơ thể và không gây ra các triệu chứng về tiêu hóa.2.5 Đồ uống
Tốt nhất nên hạn chế những loại đồ uống có nhiều đường, như nước trái cây có đường và thức uống cô đặc. Theo thời gian, có thể khám phá và lựa chọn những loại nước uống phù hợp với sức khỏe, bản thân.Các loại đồ uống như cà phê sữa có thể gây tình trạng khó tiêu. Thay vào đó, hãy tìm các lựa chọn ít béo hoặc không sữa được làm từ đậu nành hoặc sữa hạnh nhân. Các loại trà thảo mộc, đặc biệt là bạc hà, có thể rất tốt cho sức khỏe và đường tiêu hóa. Hạn chế các loại cocktail ngọt và bia nhiều carb. Ngay cả những loại rượu ngọt hơn, như rượu vang ngọt cũng có thể gây ra vấn đề cho sức khỏe.2.6 Món tráng miệng
Món tráng miệng có nhiều đường và chất béo chuyển hóa đặc biệt khó tiêu hóa. Chỉ nên ăn kem, bánh ngọt, bánh quy, bánh pudding và sô cô la thỉnh thoảng và điều độ.Có một số món tráng miệng không chứa sữa, ít chất béo tốt nhưng hãy để ý đến các chất làm ngọt nhân tạo như sorbitol có thể làm tăng nguy cơ tiêu chảy.Trong vòng vài tuần sau khi cắt bỏ túi mật, có thể tăng dần số lượng và phạm vi thực phẩm có thể ăn. Thử nghiệm với các nhóm thực phẩm khác nhau để xem cơ thể phản ứng như thế nào. Bằng cách ghi nhật ký thực phẩm, có thể theo dõi xem thực phẩm nào gây ra nhiều vấn đề nhất và thực phẩm nào không.3. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh sau cắt bỏ túi mật
- Chế độ dinh dưỡng sau khi cắt bỏ túi mật có thể sẽ bắt đầu với những món ăn loãng, dễ hấp thu, sau đó là cơm. Khi trở lại chế độ ăn bình thường hơn, cần hạn chế chất béo và các loại thực phẩm khác có thể gây ra các triệu chứng, chẳng hạn như sữa, trong khoảng một tháng.- Sau khi cắt túi mật, nên chia nhỏ các bữa ăn mỗi ngày sẽ giúp cơ thể có thể hoạt động tốt hơn ba bữa ăn lớn theo thói quen.- Nếu công việc phải di chuyển nhiều, hãy chuẩn bị sẵn nhiều đồ ăn nhẹ ít chất béo. Sau bữa ăn, hãy cho bản thân thời gian để tiêu hóa thức ăn.- Nên ưu tiên các món luộc, hấp. Nếu cần dầu để nướng hoặc quay, hãy sử dụng bình xịt để tráng nhẹ thực phẩm thay vì đổ dầu vào.- Tránh nấu ăn với bơ, mỡ lợn, bơ thực vật và dầu thực vật hydro hóa.- Trong khi các loại gia vị như ớt, cà ri và quế có thể gây khó chịu cho dạ dày, thì những gia vị khác như gừng hoặc nghệ có thể được làm dịu. Theo nguyên tắc chung, hãy luôn bắt đầu với lượng gia vị nhỏ nhất để xem cơ thể phản ứng như thế nào. Thức ăn cay có thể khiến khó tiêu và tiêu chảy.
SKĐS - Những người đứng trước khả năng phải cắt túi mật thường có băn khoăn: Liệu có thể sống bình thường khi không có túi mật?
Các bệnh lý như sỏi mật, viêm túi mật, polyp túi mật có thể khiến bạn phải cắt bỏ túi mật. Sau khi cắt bỏ túi mật, bạn vẫn có thể sống và sinh hoạt bình thường, tuy nhiên bạn cần chú ý về chế độ ăn uống. (ảnh minh họa)
Túi mật là bộ phận được kết nối với gan, chúng là nơi tập trung dịch mật từ gan và giải phóng dịch mật vào ruột non để giúp tiêu hóa thức ăn.
Nếu túi mật của bạn bị viêm hoặc bị sỏi, một vài trường hợp có polyp túi mật kích thước lớn hơn 10mm có thể bạn phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Mặc dù bạn vẫn có thể sống và sinh hoạt bình thường mà không cần đến túi mật, tuy nhiên bạn cần chú ý hơn về chế độ ăn uống của mình.
Xem thêm: Xưởng may túi không dệt in, túi vải không dệt in logo theo yêu cầu
Vì dịch mật được tiết ra từ túi mật có tác dụng giúp tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là các thức ăn nhiều dầu mỡ, có hàm lượng chất béo và cholesterol cao. Vì vậy khi túi mật bị cắt bỏ, bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này. Tuy nhiên không phải là tránh xa các loại thực phẩm này vĩnh viễn, mà bạn có thể bổ sung chúng vào khẩu phần ăn của mình sau vài tháng phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Nhưng trước hết bạn cần lưu ý về chế độ ăn sau cắt bỏ túi mật như sau.
Chế độ ăn sau cắt bỏ túi mật
Những ngày đầu sau khi phẫu thuật
Ngay sau khi cắt bỏ túi mật bạn nên ăn các đồ ăn mềm, dễ nuốt như cháp, súp,… (ảnh minh họa)
Trong những ngày đầu sau khi cắt bỏ túi mật, bạn chỉ nên ăn các thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu như cháo, súp,.. không nên ăn những loại thức ăn đặc, hay đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, để tránh tạo áp lực lên hệ thống đường mật.
Bạn nên uống đủ nước, có thể bổ sung các loại nước ép trái cây ít đường như táo, nho, cam,… Không nên uống café, trà đặc vì chúng có thể kích thích dễ gây tiêu chảy.
Ngoài ra bạn nên đi lại ,vận động nhẹ nhàng để tránh tình trạng khó tiêu và có thể giúp máu lưu thông tốt hơn. Tránh hoạt động hay cử động mạnh, hít thở đều và nhẹ nhàng, tránh căng thẳng (stress).
Giai đoạn hồi phục
Trong giai đoạn phục hồi sau cắt bỏ túi mật bạn nên tăng cường ăn thêm rau xanh, hoa quả tươi và đồ ăn có chứa chất xơ. (ảnh minh họa)
Thường sau 5-7 ngày sau khi phẫu thuật người bệnh có thể ăn thêm các loại rau xanh và trái cây giàu chất xơ để tránh táo bón và giúp ổn định nhu động ruột.
Hệ tiêu hóa khi này vẫn chưa thật ổn định, bạn vẫn nên ăn các thức ăn mềm như cơm dẻo, có thể thêm dần thịt trong khẩu phẩn ăn, tuy nhiên chỉ nên ăn các loại thịt trắng như thịt da cầm, không nên ăn các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò. Nên chia nhỏ thành nhiều bữa nhỏ để ăn, ăn ít một, không nên ăn quá no một lúc.
Chế độ ăn lâu dài
Khoảng từ tuần thứ ba trở đi, hệ tiêu hóa của người bệnh bắt đầu dần hồi phục. Khi này chế độ ăn uống cũng được cải thiện hơn, tuy nhiên bệnh nhân vẫn cần lưu ý những điều sau:
Ăn ít chất béo từ động vật
Người bị cắt bỏ túi mật nên hạn chế ăn các đồ ăn có nhiều dầu mỡ, chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày. (ảnh minh họa)
Không nên ăn các thực phẩm có chứa nhiều chất béo và hàm lượng cholesterol cao như da, mỡ, phủ tạng động vật, các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò vì chúng có thể gây khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi,… Tuy nhiên người bệnh cũng không nên loại bỏ hoàn toàn các loại thức ăn này, vì chất béo vẫn là nguồn dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể. Bạn có thể bổ sung chất béo tốt qua cá, quả bơ, hạt óc chó, hạnh nhân, dầu ô liu,…
Tăng cường chất xơ
Bạn nên bổ sung các loại rau xanh, đặc biệt là rau họ cải như cải bó xôi, đậu bắp, trái cây họ cam, quýt,… để tăng cường hấp thu nước ở đường ruột, giảm tình trạng tiêu chảy.
Hạn chế uống sữa
Sữa nguyên chất có chứa nhiều chất béo nên không thích hợp với người đã cắt bỏ túi mật. Bạn có thể lựa chọn các chế phẩm thay thế tương đương như sữa chua, sữa đậu nảnh,…
Hạn chế ăn các đồ chiên rán, chua cay
Các đồ chiên rán, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa đối với những người đã cắt bỏ túi mật. Ngoài ra bạn cũng cần “tránh xa” các đồ uống có cồn như bia, rượu, nước ngọt, nước uống có ga,… vì chúng đều là những chất khó tiêu khiến hệ tiêu hóa của bạn phải làm việc vất vả và dễ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa hay tiêu chảy.
Hiện nay, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc ứng dụng công nghệ phẫu thuật nội soi cắt bỏ túi mật rất hiệu quả. Bệnh nhân hồi phục nhanh chóng, ít xâm lấn, ít đau; đội ngũ bác sĩ giỏi; trang thiết bị y tế hiện đại sẽ đem lại hiệu quả tốt cho người bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.